Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    “Sẽ quản lý tài nguyên tần số theo cơ chế thị trường”

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    “Sẽ quản lý tài nguyên tần số theo cơ chế thị trường” Empty “Sẽ quản lý tài nguyên tần số theo cơ chế thị trường”

    Bài gửi by Admin Sun Jul 03, 2011 11:09 am

    - Đơn giản hoá thủ tục, nâng cao trách nhiệm của
    người sử dụng và cơ quan quản lý… là những điểm nhấn của Luật Tần số vô
    tuyến điện.

    Báo Bưu điện Việt Nam đã phỏng vấn ông Đoàn Quang
    Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện nhân sự kiện 1 năm Luật này
    được thực thi.

    Luật Tần số vô tuyến điện đã tạo được những điểm nhấn gì trong việc quản lý và sử dụng tần số sau 1 năm thực thi, thưa ông?


    “Sẽ quản lý tài nguyên tần số theo cơ chế thị trường” ImageView
    Ông Đoàn Quang Hoan
    Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội thông qua và có hiệu lực
    thi hành từ ngày 01/7/2010. Đây là một trong số ít Luật mà đa phần các
    nội dung đi vào thực thi ngay mà không cần Nghị định hướng dẫn hoặc phải
    chờ Thông tư hướng dẫn. Ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành, Bộ
    TT&TT đã kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện về cấp phép
    sử dụng tần số. Chính vì vậy, từ khi có hiệu lực đến nay Luật đã thực sự
    đi vào cuộc sống, trong đó phải kể đến những chủ trương lớn về cải cách
    thủ tục hành chính trong cấp phép đã tác động ngay đến đối tượng sử
    dụng tần số. Điều này được thể hiện ở hai điểm quan trọng sau:

    - Trách nhiệm của người sử dụng không chỉ trong
    quá trình sử dụng mà ngay cả khi đăng ký cấp phép: Nếu như trước đây đối
    tượng đăng ký cấp phép nộp hồ sơ phải kê khai nhiều thứ, có chứng thực
    của nhiều cơ quan khác và kèm theo các giấy tờ có công chứng… thì bây
    giờ những giấy tờ này không cần phải chứng thực mà chính bản thân người
    đăng ký cấp phép phải tự chịu trách nhiệm về thông tin kê khai trong hồ
    sơ đăng ký cấp phép.

    - Trách nhiệm của nhà quản lý: Theo luật và
    Thông tư, trách nhiệm của cơ quan quản lý đòi hỏi ở mức cao hơn. Cụ thể
    khi cơ quan này đã cấp giấy phép về tần số thì phải lưu giữ giấy phép đó
    để nội bộ cơ quan đối chiếu so sánh chứ không phải để người đăng ký cấp
    phép phải đi làm các giấy tờ công chứng hồ sơ đăng ký cấp phép.

    Từ khi Luật có hiệu lực thi hành, Cục Tần số đặc
    biệt quan tâm đến công tác phổ biến tuyên truyền về Luật và Thông tư
    hướng dẫn nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân và cơ quan về
    giá trị của tài nguyên tần số. Tính đến nay, Cục Tần số đã cùng các Sở
    TT&TT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật tần số tại tất cả
    các tỉnh thành trên cả nước, qua đó giúp các cơ quan quản lý tại địa
    phương, đối tượng sử dụng tần số tiếp cận kịp thời và thực thi văn bản
    Luật này.

    Do nhận thức của xác hội tăng lên, cơ quan quản
    lý nhà nước làm quyết liệt hơn, từ đó hiệu quả quản lý trong lĩnh vực
    quản lý tần số được nâng lên.

    Sau một năm thực thi Luật Tần số vô tuyến điện, đối tượng sử dụng tần số nào nào chịu tác động mạnh nhất?

    Phải nói rằng, Luật Tần số vô tuyến điện khi có
    hiệu lực thi hành, đã có tác động tích cực đến tất cả các đối tượng sử
    dụng tần số. Sở dĩ như vậy vì quyền lợi của người sử dụng tần số được
    đảm bảo tốt hơn từ khâu đăng ký cấp phép đến quá trình khai thác, sử
    dụng tần số: thủ tục cấp phép được đơn giản hóa. Luật này đưa ra cơ chế
    minh bạch về chính sách và cấp phép nên sẽ mang lại tối đa lợi ích cho
    cộng đồng.



    Còn tác động đối với việc quản lý của Cục Tần số vô tuyến điện thì sao?

    Khi nhận thức của người sử dụng tần số và toàn
    xã hội được nâng và quy định được minh bạch hơn sẽ làm cho công tác quản
    lý, thực thi của Cục cũng đã nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng, điều đó cũng đẩy
    trách nhiệm của Cục cũng phải cao hơn khi mà quyền và nghĩa vụ của
    người sử dụng được xác định rõ ràng.

    Trong Luật Tần số vô tuyến điện có quy định
    về đấu giá tần số, vậy việc đấu giá này sẽ theo phương thức nào và
    những loại băng tần nào sẽ được đấu giá?

    Hiện tại Bộ TT&TT đang trình Thủ tướng Chính
    phủ xem xét dự thảo Quyết định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng
    tần số vô tuyến điện. Việc xây dựng Quyết định này nhằm hiện thực hoá ý
    tưởng quan trọng nhất của Luật Tần số là quản lý tài nguyên quý hiếm
    theo cơ chế thị trường.

    Những băng tần sẽ được đấu giá là những băng tần
    có giá trị cao gắn liền với dịch vụ cung cấp trên đó và nhu cầu vượt
    quá khả năng cung cấp sẽ được đấu giá. Tuy nhiên, việc đấu giá băng tần
    nào còn tuỳ thuộc và quyết định của Thủ tướng cho từng loại băng tần và
    từng thời điểm cụ thể.

    Theo dự thảo về quy định đấu giá tần số mà Bộ
    TT&TT đang trình Thủ tướng, hình thức đấu giá băng tần không hoàn
    toàn giống như việc đấu giá các tài sản thông thường. Đấu giá băng tần
    là việc đấu giá đặc biệt. Trước khi tham gia đấu giá, những đối tượng
    này sẽ phải qua vòng tuyển chọn, chỉ các đối tượng có đủ điều kiện tối
    thiểu về năng lực, tài chính, nhân lực… có thể sử dụng tần số hiệu quả
    nhất mới được tham gia vòng trả giá. Ngoài ra, chỉ thực hiện đấu giá cho
    các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng.

    Thời điểm nào chúng ta sẽ thực hiện việc
    đấu giá này? Khi có giấy phép băng tần các doanh nghiệp có quyền chuyển
    nhượng giấy phép hay không?

    Thời điểm thực hiện đấu giá theo Luật phụ thuộc
    vào thời gian Thủ tướng phê duyệt về đấu giá và thời gian để Bộ
    TT&TT xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn và quy hoạch để cho các doanh nghiệp
    tham gia đấu giá.

    Trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng, những
    băng tần được đấu giá sẽ được phép chuyển nhượng. Tuy nhiên, để tránh
    việc đầu cơ giấy phép, dự thảo Quyết định cũng quy định sau 03 năm được
    cấp phép mới được chuyển nhượng giấy phép.

    Những băng tần mới sẽ tiến hành đấu giá,
    nhưng đối với băng tần 2G hết hạn giấy phép có phải tham gia đấu giá để
    lấy lại giấy phép này hay không?

    Về mặt nguyên tắc những loại giấy phép này sẽ
    phải thực hiện theo hình thức cấp phép mới. Lúc đó việc lấy giấy phép
    này có phải đấu giá hay không sẽ phụ thuộc vào cơ sở phân tích thị
    trường và Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng về việc cấp phép theo hình
    thức nào. Trong trường hợp phải tiến hành đấu giá mà doanh nghiệp đã sử
    dụng băng tần này không trúng thì sẽ phải có cơ chế để chuyển đổi khách
    hàng cho doanh nghiệp có được băng tần đó qua đấu giá. Cục cũng sẽ phải
    nghiên cứu để đề xuất với Bộ phương án khuyến nghị cho doanh nghiệp với
    về việc cấp lại tần số 2G.

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 12:41 pm