Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    Điện thoại thương hiệu Việt: Ồn ào ra đời, lặng lẽ khai tử?

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    Điện thoại thương hiệu Việt: Ồn ào ra đời, lặng lẽ khai tử? Empty Điện thoại thương hiệu Việt: Ồn ào ra đời, lặng lẽ khai tử?

    Bài gửi by Admin Sat Jul 23, 2011 9:36 pm

    Thị
    trường ĐTDĐ từ cuối năm 2010 liên tục ghi nhận nhiều thương hiệu Việt
    mới. Thế nhưng, làm cách nào để những tên tuổi ấy có thể duy trì và tồn
    tại lại không phải là chuyện dễ dàng khi trước đó nhiều thương hiệu đã
    phải “khai tử” ngay sau khi mới ra đời ít lâu.
    Điện thoại thương hiệu Việt: Ồn ào ra đời, lặng lẽ khai tử? Bluephone
    Điện thoại thương hiệu Bluefone của CMC





    Nếu
    so với thời điểm này 1 năm về trước khi thị trường điện thoại di động
    thương hiệu Việt chỉ xuất hiện một vài tên tuổi như FPT, Q-mobile thì
    nay đã có khoảng vài chục nhãn hiệu với đủ loại điện thoại như Bluefone
    (CMC), Avio (VNPT), Hi-mobile (HiPT), Mobistar, Mobel... Điểm chung của
    các mẫu điện thoại này là giá rẻ, chỉ dao động trong khoảng từ vài trăm
    tới 1 triệu đồng. Các dòng sản phẩm thông minh, ứng dụng 3G cũng chỉ có
    giá chưa tới 2 triệu đồng.




    Ngoài
    việc đưa ra các sản phẩm có mức giá cạnh tranh, doanh nghiệp Việt cũng
    đã mạnh dạn cho ra đời những mẫu điện thoại có nhiều tính năng, tạo ra
    sự khác biệt để thu hút người tiêu dùng. Đơn cử như CMC, mặc dù mới gia
    nhập thị trường nhưng công ty này đã cho ra đời những mẫu điện thoại có
    thể gắn tới 4 sim trên 1 máy, trong đó có 2 sim trực tuyến (online sim),
    và có cả mẫu điện thoại có thể gắn 3 sim sử dụng 3 sóng điện thoại khác
    nhau. Hay như HiPT mặc dù mới tham gia thị trường nhưng cũng đã bắt tay
    ngay vào việc xây dựng hệ thống bảo hành, showroom lớn để quảng bá sản
    phẩm. Theo đại diện của HiPT, đến tháng 8/2011, hệ thống chăm sóc khách
    hàng của công ty sẽ có mặt tại 26 tỉnh thành của miền Bắc và đến tháng
    12 năm 2011, hệ thống bảo hành và hậu mãi Hi-mobile sẽ phủ rộng từ Bắc
    vào Nam.



    Kết
    quả thống kê con số bán ra từ một số nhà phân phối cũng cho thấy những
    tín hiệu khả quan về khả năng phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu
    điện thoại Việt. Theo đại diện của Thế Giới Di Động, hiện các dòng điện
    thoại thương hiệu Việt đang chiếm khoảng 30% về số lượng tiêu thụ và 15%
    về giá trị thị trường. Công ty Thế giới trực tuyến cũng cho biết, 5
    tháng đầu năm 2011, doanh số bán của hàng sản phẩm Q-mobile đã tăng 175%
    so với cùng kỳ năm ngoái, còn Avio đã tăng tới 90% so với năm 2010 do
    có những chương trình khuyến mãi của VNPT. Đại diện của Avio cũng thông
    báo, từ tháng 3/2011, chỉ tính riêng thị trường miền Bắc doanh số của
    thương hiệu này đã đạt tới con số 50 nghìn máy/tháng.



    Thách thức vẫn còn rất lớn



    Mặc
    dù bước đầu có những kết quả khả quan nhưng những quan ngại về tiềm
    năng phát triển của thương hiệu điện thoại Việt vẫn còn nhiều. Hiện
    miếng bánh thị phần dành cho các thương hiệu mới rất nhỏ. Theo số liệu
    thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GfK, năm 2010 có tới 90% thị
    trường điện thoại nằm trong tay 5 ông lớn là Nokia, Samsung, Q-mobile,
    FPT và LG. Như vậy, chỉ còn khoảng 10% dành cho các thương hiệu còn lại.



    Kinh
    tế suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số bán ra của các loại
    điện thoại Việt. Nếu như trong năm 2010 điện thoại thương hiệu Việt
    chiếm 15-20% tổng số lượng điện thoại bán ra tại siêu thị điện máy Pico
    thì 6 tháng đầu năm nay con số này chỉ còn là 5%. Ông Đỗ Giang Vinh,
    Giám đốc Hi-Mobile nhận định, một số thương hiệu Việt có thị phần nhỏ và
    không có những chiến lược dài hạn sẽ sớm bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.



    Các
    nhà phân phối lớn cũng “kỹ tính” hơn khi lựa chọn những thương hiệu có
    uy tín để bán. Thế giới trực tuyến phân phối Avio, Q-mobile. Tại hệ
    thống siêu thị của thegioididong.com, chỉ duy nhất một thương hiệu điện
    thoại Việt được bày bán tại đây là FPT. Lý giải về vấn đề này, ông Đinh
    Anh Huân, Giám đốc kinh doanh Công ty Thế giới di động cho biết, sau khi
    qua tận nhà máy sản xuất của các nhãn hiệu điện thoại nếu “xét thấy quy
    trình sản xuất, máy móc, kỹ thuật… đảm bảo thì mới bán, còn thấy không
    an toàn, không đảm bảo chất lượng thì không bán”. Như vậy, rõ ràng là
    muốn có “chân” trong hệ thống các siêu thị lớn thì bản thân mỗi doanh
    nghiệp sản xuất điện thoại Việt phải nâng cao chất lượng và uy tín sản
    phẩm của mình.



    Một
    vấn đề nữa cũng đáng quan tâm ở đây là vấn đề dịch vụ hậu mãi chưa thực
    sự được quan tâm. Bà Võ Thị Thanh Nguyệt, Tổng giám đốc Công ty TNHH
    Thương mại Thế giới trực tuyến cho biết, những khó khăn mà đơn vị này
    gặp phải khi bán hàng là dịch vụ của một số hãng chưa hoàn hảo, chưa
    theo loại hình kinh doanh trực tuyến, nhiều dòng vừa ra đời đã gặp phải
    lỗi kỹ thuật, chính sách đổi trả hàng chưa linh hoạt khi máy đã kích
    hoạt…



    Tìm hướng đi mới



    Với
    những thách thức đã nói ở trên, các thương hiệu Việt vẫn đang phải đối
    mặt với nguy cơ có thể bị các thương hiệu nước ngoài đánh bại bất cứ lúc
    nào nếu không có những chiến lược bài bản và sự chuẩn bị chu đáo. Hiện
    một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang sản xuất smartphone giá rẻ
    như FPT với F99, Q-mobile với S10… Tuy nhiên theo ông Đỗ Tuấn Anh, Admin
    diễn đàn GSM, thì trước mắt việc đưa ra những mức giá cả cạnh tranh có
    thể thu hút được người tiêu dùng. Nhưng về lâu dài thì sẽ khó vì khách
    hàng thuộc phân khúc này khá kỹ tính. Thêm vào đó có quá nhiều loại
    smartphone nên tự phân khúc này sẽ lại phân cấp ra thành: thấp, trung,
    cao.



    Việc
    các doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm đa chức năng như 2 sim, 2 sóng
    online vẫn được thị trường đón nhận rất tốt bởi hiện các thương hiệu lớn
    vẫn chưa chú ý tới phân khúc này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh
    báo nếu những ông lớn như Nokia, Samsung... cho ra đời những sản phẩm
    tương tự thì phân khúc này của các doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều khó
    khăn bởi tâm lý “ngoại hơn nội” hiện vẫn đang thịnh hành trong giới tiêu
    dùng Việt Nam. Do đó, để tồn tại các doanh nghiệp phải tự tạo ra bản
    sắc riêng của mình để thu hút khách hàng. Hiện Q-mobile đã hợp tác cùng
    Công ty VTC dịch vụ di động để xây dựng chợ nội dung số Q-Store. FPT và
    FPT Software đã thành lập liên doanh FMA để phát triển F-store. Tập đoàn
    HiPT cũng đang tập trung nghiên cứu yếu tố vùng miền để cho ra đời
    những chiếc điện thoại chuyên biệt…



    Ngoài
    việc lựa chọn phân khúc, sản phẩm chiến lược thì vấn đề chọn hướng đi
    nào để phát triển thương hiệu vẫn đang là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp
    đưa ra. Quảng cáo vẫn được lựa chọn như một phương thức hữu hiệu nhất để
    tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào bỏ nhiều tiền ra để
    quảng cáo cũng là giải pháp tốt nhất. Bằng những chiến dịch quảng cáo
    rầm rộ trên sóng truyền hình, chỉ trong thời gian ngắn sau khi có mặt
    trên thị trường, Avio đã được nhiều người biết đến với câu slogan quen
    thuộc: “Alo Việt Nam ơi”. Theo ông Đỗ Tuấn Anh, với tiềm lực tài chính
    mạnh, chọn lựa được kênh quảng cáo đúng, Avio đã có những bước khởi đầu
    rất tốt bằng việc định vị được thương hiệu của mình trong lòng người
    tiêu dùng.



    “Về
    chất lượng, Avio có thể cạnh tranh được với F-mobile và Q-mobile. Nếu
    có tầm nhìn, Avio hoàn toàn có khả năng đuổi kịp Q-mobile”, ông Tuấn Anh
    nhận xét. Tuy nhiên, Admin Diễn đàn GSM Việt Nam này khuyến cáo, Avio
    nên nhìn vào sự thất bại của Beeline để làm bài học cho mình nếu muốn
    tiến xa hơn nữa. Còn nhớ, một thời Beeline đã quá tập trung vào làm
    thương hiệu, dành quá nhiều tiền của và thời gian cho quảng cáo mà bỏ
    quên việc nâng cao chất lượng. Beeline ra đời vào thời điểm thị trường
    mạng di động đã bão hòa. Chính vì vậy, đáng lẽ thay vì hô hào ầm ĩ, nhà
    mạng này nên xây dựng cộng đồng của riêng mình bằng việc đánh vào các
    thị trường ngách, xây dựng cộng đồng khách hàng bền vững. Đây chính là
    một gợi ý về hướng đi cho Avio mà ông Tuấn Anh muốn nói tới. Theo cách
    nhìn của ông Tuấn Anh, nếu nhà sản xuất điện thoại Việt có tầm nhìn,
    trước mắt làm thương hiệu, sau tự sản xuất điện thoại của mình thì sẽ có
    khả năng đi xa hơn ở thị trường này.

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 2:40 pm